Đánh dấu sự trở lại của Blog, mình viết bài này để chia sẻ với mọi người những thứ mà không phải ai cũng biết.

Bài viết chỉ dành cho các bạn có 1 chút am hiểu về Android. Các bạn mới sử dụng Android thì cần đọc và tìm hiểu thật kỹ trước khi làm, mình không chịu trách nhiệm nếu máy các bạn bị lỗi. Các link tải file cần thiết đều nằm ẩn dưới tên của nó (ấn vào cái tên là sẽ ra trang download)

I. Root máy
Trước tiên cần phải hiểu Root là gì, Root thì được cái gì và mất cái gì. Những cái này google có đầy đủ, nên mình nói gọn lại như sau: Root là chiếm quyền Admin trên máy android từ đó có thể can thiệp sau vào hệ thống. tuy nhiên nếu máy đã root mà máy gặp trục trặc, mang lên trung tâm bảo hành thì máy bạn sẽ bị từ chối bảo hành (tuy nhiên vẫn có thể qua mặt được trung tâm bảo hành đối với máy đã root, cái này sẽ nói sau)

Đối với dòng LG L3 II có thể root bằng tool Frama Root

II. Xoá app hệ thống

máy nào cũng thế, sau khi mua về mở máy lên sẽ thấy rất nhiều ứng dụng được nhà sản xuất cài sẵn vào. nếu bạn có sử dụng chúng, bạn sẽ thấy nó có ích. thế nhưng có những bạn cả năm không động đến những app đó, thì nó sẽ thành ứng dụng rác. thế nhưng, bạn không thể nào xoá được chúng. khiến cho chúng chạy ngầm tốn Ram và tốn dung lượng bộ nhớ máy.

Để xoá được những app này máy bạn phải được root. sau đó bạn cài ứng dụng Root Explorer hoặc Titanium Backup. mỗi ứng dụng có một ưu nhược điểm riêng.
- Đối với Root Explorer, bạn truy cập vào system/app (máy sẽ hỏi quyền root, bạn nhớ ấn cho phép) sau đó bạn tìm các app bạn không cần thiết và xoá đi. trong số đó có một số app của hệ thống android bạn cũng có thể xoá, danh sách app có thể xoá tại đây. bạn nhớ xoá cả file apk lẫn file odex (nếu có). lưu ý, nếu xoá nhầm file k được xoá, máy bạn sẽ bị lỗi.
- Đối với Titanium Backup. bạn có thể xoá app bằng cách chuyển qua tab Backup/Restore sau đó nhấn giữ vào app cần xoá chọn uninstall. ưu điểm là tránh xoá nhầm file, đơn giản, tuy nhiên không xoá được các ứng dụng của android (được liệt kê ở danh sách trên) tính ra thì k phải k xoá được, mà là khó nhận biết app đó là app nào để mà xoá cả.


III. Đóng băng các ứng dụng chạy ngầm
Một số ứng dụng sau khi tắt đi nó sẽ không tắt hẳn mà sẽ chạy ngầm, gây tốn pin và tốn Ram, từ đó khiến máy lag, giật. (trong đó phổ biến nhất là các thằng Facebook, Zalo và cả UCbrower là chùm)

Yêu cầu: máy đã root hoặc không root cũng được (nếu máy đã root thì chỉ cần tắt ứng dụng bằng 1 click, nếu chưa root thì sau khi click, máy sẽ hiện lần lượt ứng dụng lên để ta tắt bằng tay, mệt vô cùng)

Ứng dụng ta dùng ở đây có tên Greenify

Sau khi cài đặt các bạn mở ứng dụng lên, nhấn vào dấu + và thêm các app cần ngủ đông (nên chọn tất cả các app trừ những app bạn muốn để nó chạy nền) Sau đó nhấn phím menu > tạo lối tắt ngủ đông.

IV. Cài đặt CWM

Cwm là một loại recovery không do bất cứ hãng sản xuất điện thoại nào làm ra, nó có tác dụng backup, restore hệ thống một cách triệt để (giống như bung ghost trên máy tính ấy) ngoài ra còn có thể cài đặt các ứng dụng đặc biệt, up các loại rom cook.

Hướng dẫn cài đặt CWM trên LG L3 II

V. Cài đặt trình nghe nhạc walkman của máy xperia trên LG L3 II
Walkman là một trình nghe nhạc độc quyền của hãng Sony, nó cho ra chất lượng âm thanh hàng đầu thế giới (cơ mà vẫn chưa biết cái Bphone ra đời có hơn nó hay không :v) tuy nhiên độc quyền thì độc quyền, nhưng đâu phải là không cài đặt được trên LG L3 II nhỉ :v

Mời các bạn đọc bài hướng dẫn cài đặt walkman cho LG L3 II của mình.


VI. Up rom cook cho LG L3 II bản 1 sim (LG E425)
Rom cook là các bản rom không phải do hãng LG làm mà do người khác làm. các bản rom cook thường được tối ưu hơn rom của nhà sản xuất, chạy mượt hơn, nhưng có thể còn có lỗi. 1 lưu ý cho các bạn khi up rom cook là các bạn cần phải làm đúng trình tự mà người làm rom làm ra, nếu làm sai máy có thể không lên, nghiêm trọng hơn nếu các bạn up nhầm rom máy khác thì máy các bạn sẽ "ra đi" theo đúng nghĩa đen. Dưới đây là một số bản rom cook cho LG E425:

BhekBhek -  Tác Giả: Vũ Minh Đức (thành viên ban quản trị)
KolRom    -  Tác Giả: Khang Dung Trieu (thành viên ban quản trị)

OpRom     -  Tác Giả: Vũ Minh Đức (thành viên ban quản trị)
Cyanogen Mod 11 (CM11) <bản chưa chính thức> - XDA

VII. Up lại rom stock
Rom Stock là rom do nhà sản xuất làm ra, up lại rom stock có 2 cách chính, 1 là up qua cwm (trên blog có hướng dẫn) cách 2 là up thông qua máy tính (yêu cầu có máy tính chạy windows và cable)

Đối với các bạn đã root máy mà máy bị lỗi (treo logo hay là sao đó) hoặc máy đã root mà muốn đi bảo hành thì cách up rom thứ 2 mà mình nói ở trên là cách DUY NHẤT. Sau khi up rom máy bạn sẽ khôi phục lại trạng thái xuất xưởng (tuy nhiên dữ liệu và các app của bạn không mất) và đặc biệt là máy bạn sẽ mất quyền root hoàn toàn, và mang đi bảo hành vô tư, nhân viên bảo hành sẽ không phát hiện ra máy bạn đã root.

Hướng Dẫn Up Rom KDZ

VIII. Cách tải Rom định dạng KDZ mới nhất, không lo nhầm dòng máy
Khi up rom nỗi lo lớn nhất của các bạn là sợ up nhầm rom máy khác (nếu up nhầm máy sẽ lỗi và thậm chí k mở lên được). và đặc biệt nếu máy bạn đang dùng bản rom cao mà hạ xuống bản rom cũ hơn máy sẽ bị bootloop, buộc phải hard reset (mất hết dữ liệu). Do đó mình sẽ hướng dẫn cách lấy rom chuẩn nhất, mới nhất, k lo lỗi.

B1. truy cập vào trang này
B2. trên điện thoại các bạn mở app gọi điện lên, nhập *#06# sau đó máy bạn sẽ hiện lên 1 dãy số, các bạn hãy nhập thật chính xác vào web trên. nếu máy bạn bị brick không mở lên được thì bạn hãy bóc nắp lưng, tháo pin ra, nhìn trên cái tem dán ở đó, tìm dòng IMEI sau đó nhập vào web
B3. các bạn nhấn nút check, web sẽ đưa ra thông tin máy kèm theo link stock kdz mới nhất, nếu đúng là thiết bị bạn đang dùng thì hãy tải rom đó về, còn nếu báo sai thì bạn hãy thực hiện lại từ đầu, cố gắng nhập đúng số imei.


Bài viết do mình tự viết, khi copy vui lòng ghi rõ nguồn.
Bài viết sẽ được cập nhật khi có thêm thủ thuật mới.

>Virut Nano - 28/5/2015<